Đồ nhựa đã thay bpa bằng bps vẫn độc

Tính độc hại của BPA

Cấu trúc BPA gồm hai nhân phenol, hai nhóm metyl nối với nhau qua cầu nối carbonhydro (CH2). Được làm nguyên liệu (năm 1957) để sản xuất đồ nhựa, đặc biệt là nhựa polycarbonate để làm kính mát, bao bì thực phẩm, dụng cụ ăn uống trẻ em, chai lọ tái chế, làm lớp lót bên trong những lon kim loại, dùng trong các loại giấy ghi hóa đơn chịu nhiệt. Từ nhựa, BPA có thể thôi vào thực phẩm khi nóng. Tổ chức môi trường California (năm 2007) cho biết: đun nóng bình sữa nhựa(5 nhãn hiệu thông dụng), thấy có tiết ra một lượng BPA khá cao. Taman Galloway và cộng sự trong cuộc điều tra “Dinh dưỡng và Sức khỏe quốc gia Mỹ” (năm 2005 - 2006) đã kiểm tra 1.483 người lớn, thấy 25% có BPA trong nước tiểu ở mức cao.

Nếu dùng đồ nhựa nên chọn loại làm bằng polypropylen

Đã có các nghiên cứu về mối liên quan giữa phơi nhiễm BPA với một số bệnh:

BPA độc cho hệ sinh dục và não: một nhóm 12 chuyên gia thực hiện các nghiên cứu theo “Chương trình phòng chống độc quốc gia của Mỹ” báo cáo: BPA làm cho hệ sinh dục, não của động vật sơ sinh phát triển bất thường; chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự lên bào thai người và trẻ nhỏ; tuy nhiên, báo cáo không khẳng định lượng BPA là bao nhiêu sẽ gây ra ảnh hưởng này

BPA tạo ra bất thường về tế bào: theo GS. VandeWoort trường Đại học California (2012): những đứa trẻ nhiễm BPA khi còn ở trong bào thai mẹ, lúc lớn lên các tế bào trứng có nhiều nhiễm sắc thể, dẫn đến sinh con gặp hội chứng Down hay dễ bị sảy thai. Bào thai nhiễm BPA sẽ sinh ra các nang (các cấu trúc bao quanh trứng khi phát triển) khiến trứng chết trước khi trưởng thành. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy BPA có khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú.

BPA với tình trạng vô sinh: một nghiên cứu đăng trên tạp chí Fertility and Sterility cho biết: so sánh 130 công nhân nam làm việc ở một nhà máy Trung Quốc thường xuyên phơi nhiễm với BPA với 88 công nhân không bị phơi nhiễm chất này thì số lượng tinh trùng ở nhóm phơi nhiễm thấp hơn ở nhóm không phơi nhiễm; điều này củng cố thêm sự lo ngại trước đây về BPA gây rối loạn hệ sinh dục dẫn đến vô sinh nam. Một số nghiên cứu khác thấy: BPA làm biến đổi khả năng sinh sản tử cung, dẫn tối vô sinh nữ.

BPA với men răng: nghiên cứu công bố trên American Journal of Pathology (10/6/2013), nhà khoa học Pháp Katia Jedeon thuộc Trung tâm nghiên cứu Coirdeliers phát hiện: phơi nhiễm BPA dù với liều thấp cũng ảnh hưởng đến sự hình thành răng sữa, gây nên bệnh thiếu chất khoáng ở men răng hàm, răng cửa (MIH). MIH là bệnh lý đặc trưng bởi các vết trắng hay ngà vàng trên răng tuy nhẹ nhưng làm răng yếu đi.

BPA với các bệnh lý khác: bệnh thiếu chất khoáng ở men răng (MIH) chỉ là biểu hiện ban đầu của phơi nhiễm BPA. Các nghiên cứu trên động vật, trên người khẳng định: phơi nhiễm BPA đầu thai kỳ hay giai đoạn đầu đời có thể làm gia tăng sự phát triển về sau này các bệnh lý: béo phì, đái tháo đường týp 2, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn sinh sản. Do đó cần tiếp tục quan sát bệnh MIH trong thời gian dài.

PA với bệnh tim: những nghiên cứu ở Mỹ và Anh cho biết: nhóm người có BPA trong nước tiểu ở mức cao nhất có nguy cơ mắc chứng rối loạn tim mạch cao gấp 2 lần so với nhóm người có BPA trong nước tiểu ở mức thấp nhất. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân và hậu quả trực tiếp giữa BPA và bệnh tim, mối liên quan đó có thể là gián tiếp.

Sản phẩm thay thế BPA bằng BPS… vẫn độc

Một số nước có quy định cấm dùng BPA rất cụ thể. Chẳng hạn: tháng 4/2008, Bộ Y tế Canada đã chính thức coi BPA là chất nguy hiểm. Năm 2012, PDA cấm sử dụng BPA trong bình sữa trẻ em. Các nhà sản xuất đã nhanh chóng tìm các sản phẩm thay thế BPA tạo ra dòng sản phẩm BPA- Free (không có BPA). Chất được dùng nhiều nhất là BPS.

BPS có cấu trúc tương tự BPA nhưng cầu nối carbon-hydro (CH2) được thay thế bằng cầu lưu huỳnh oxy(SO2).

Về sự phơi nhiễm: Kurunthachalan Kannan một nhà hóa học môi trường NewYork (2012) đã thử trên 315 người tiếp xúc, thấy có 81% có phơi nhiễm BPS, biểu hiện có mức BPS trong nước tiểu cao.

Sử dụng các sản phẩm thủy tinh, men sứ thay nhựa khi cho vào lò nóng, hay đựng thức ăn nóng

Về tính độc hại: Sheng Wang, một nhà dược học Đại học Cincinnati ở Ohio dẫn ra một nghiên cứu công bố trên Environmental Health Perspetives. Theo đó, BPA và BPS đều làm tăng tốc độ, đều gây rối loạn nhịp tim ở chuột cái nhưng không gây hiện tượng này trên chuột đực (vì cả BPA và BPS đều tác động như một estrogen yếu lên tim nhưng chuột đực có tín hiệu ngăn cản các hoạt động của estrogen trong khi chuột cái lại không có tín hiệu này). BPA, BPS gây ra các triệu chứng trên chuột cái giống nhau đến mức không phân biệt được. Sau đó, Cassanda Kinch một nhà thần kinh học Đại học Calagy, nghiên cứu trên cá ngựa vằn nhận thấy: BPS cũng như BPA thúc đẩy sự phát triển sớm của các tế bào thần kinh đáp ứng với estrogen trong khu vực não dưới đồi. Điều này làm cho lúc lớn lên cá ngựa vằn có tính hiếu động thái quá... Theo một nghiên cứu dược công bố trong kỷ yếu của Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, BPS gây rối loạn hoạt động estrogen thậm chí còn hơn BPA.

Theo đó, các nhà khoa học đề xuất phải xem lại việc thay thế BPA bằng BPS, nghiên cứu nhiều, sâu hơn nữa về các biphenol, chỉ cấm một mình BPA có thể chưa đủ.

Người tiêu dùng cần lưu ý gì?

Nên dùng bao bì thủy tinh. Nếu dùng đồ nhựa nên chọn loại làm bằng polypropylen (PP). Các đồ nhựa chứa BPA hay BPS đều độc. Hạn chế độc hại bằng cách: không đưa các sản phẩm nhựa này vào lò nóng (như lò từ trường), hay đựng thức ăn nóng; tránh tiếp xúc với các sản phẩm chứa chất này ở nhiệt độ cao, nếu có tiếp xúc thì cần có dụng cụ bảo hộ thích hợp, ngay sau đó phải rửa sạch.

DS.CKII. BÙI VĂN UY

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đã có hy vọng cho trẻ mắc bệnh rối loạn di truyền

Bộ Y tế phát thông điệp khuyến cáo phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika

Giảm nguy hại từ món nướng